BTVN – WC 1

Posted: Tháng Mười 6, 2022 by admin

BT1: Ý tưởng cho 7 dạng bài viết ( Mỗi loại 3 ý tưởng)

BT2: Lựa chọn 1 chủ đề và triển khai thành bài viết.

______________________________________________________

Dạng 1. Hướng dẫn cách làm:

  • Hướng dẫn đăng kí một tên miền .VN cho riêng mình.
  • Hướng dẫn lựa chọn trang phục mùa thu cho cô nàng 1m50.
  • 5 Bước sắp xếp lại tủ quần áo chuẩn bị cho mùa thu?

Dạng 2: Trả lời một câu hỏi coaching

  • Làm thế nào để trẻ tự tin khi đến trường?
  • Làm thế nào để tập trung khi làm việc?
  • Làm thế nào để sắp xếp một không gian lý tưởng khi làm việc tại nhà?

Dạng 3: Kể một câu chuyện

  • Quyết tâm bỏ nghề giáo mình đã vượt qua những gì?
  • Lời cảm ơn dành cho người sếp đầu tiên của mình trong lĩnh vực kinh doanh.
  • Webee 5 năm xây dựng và phát triển.

Dạng 4: Danh sách:

  • Top 7 nhà thờ đẹp nhất Nam Định.
  • 5 bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm bán lẻ.
  • Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì?

Dạng 5: Review

  • “Cuốn theo chiều gió” – Cuốn tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại
  • ” Nghệ thuật đánh cắp ý tưởng” – Một lời an ủi ngọt ngào nhất
  • ” Tiny Cf” – Quán cf dành cho người thích yên tĩnh

Dạng 6: Phỏng vấn

  • Tái hiện trận đánh Vị Xuyên – Hà Giang qua lời kể Thiếu tá Trần Uy
  • Chia sẻ về vai trò HRBP trong VP Bank cùng GĐ nhân sự VPBank Nguyễn Thị Hồng Hà
  • Toàn cảnh MMO 2022 cùng chủ tịch DPG anh Đỗ Xuân Phương

Dạng 7: Bài giải thích

  • Điểm khách biệt trong quy trình XDTH của webee.
  • Vì sao trong website chúng tôi chú trọng đến nhận diện màu sắc
  • Định vị bản thân trong XDTH cá nhân là gì?

BT2:

BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Bộ nhận diện thương hiệu là hệ thống chuẩn mực bằng hình ảnh, kích thước, nguyên tắc sử dụng Logo, Slogan, các hạng mục văn phòng, quan hệ công chúng, thương mại điện tử, đồ họa ngoài trời,  … trên tất cả các công cụ liên quan bên trong và ngoài doanh nghiệp. Hệ thống nhận diện thương hiệu phải đảm bảo tính thống nhất dựa trên ý tưởng được sử dụng xuyên suốt toàn bộ hệ thống.

Luat-Thien-An-03

1: Hệ thống tài liệu văn phòng

  • Thiết kế Logo
  • Danh thiếp
  • Phong bì thư
  • Tiêu đề thư A4
  • Fax A4
  • Bìa hồ sơ
  • Sổ công tác, Thiệp chúc mừng
  • Bìa đĩa, nhãn đĩa CD, DVD, Danh thiếp, Giấy nhắn (Notes), Banner Email
  • Thư mời, thiệp chúc mừng, Icon Logo trên desktop, Kẹp tài liệu

2: Hệ thống bảng hiệu

  • Pano sân vận động ngoài trời
  • Bảng hiệu ngang
  • Bảng hiệu dọc
  • Biển chỉ dẫn nội bộ
  • Biển chỉ dẫn toà nhà
  • Logo và quầy tiếp tân
  • Nhãn mác bao bì
  • Hộp và thùng đựng sản phẩm
  • Poster – Standee giới thiệu sản phẩm

3: Hệ thống xúc tiến thương mại

  • Áo thun
  • Mũ, nón
  • Dù, ô
  • Móc chìa khóa
  • Cặp sách, túi đựng, Bút, Đồng hồ

4. Hệ thống đối ngoại

  • Thiết kế Website
  • Template cho Quảng cáo báo trang đứng
  • Template cho Quảng cáo báo trang ngang
  • Template cho tờ rơi
  • Baner đứng – ngang cho sự kiện
  • Đồng phục nhân viên Nam – Nữ
  • Sân khấu sự kiện

5. Hệ thống sản phẩm dịch vụ

  • Thiết kế brochure sản phẩm
  • Thiết kế Profile
  • Thiết kế catalogue

Cốt lõi của một Hệ thống nhận diện Thương hiệu là tính nhất quán, trong đó Biểu trưng là xuất phát điểm của Hệ thống nhận diện Thương hiệu. Thông qua nó, người tiêu dùng sẽ dễ dàng nhận biết sản phẩm hay các yếu tố nhận dạng hữu hình của thương hiệu. Như vậy, một Biểu trưng thương hiệu là khơi nguồn của mọi cảm xúc thương hiệu tác động đến người tiêu dùng.

Một Hệ thống nhận diện Thương hiệu tốt phải thể hiện sự khác biệt một cách rõ ràng với những Thương hiệu khác. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức càng cao và thông qua nó người tiêu dùng có sự liên tưởng tức thì đến Thương hiệu. Hệ thống nhận diện Thương hiệu được xây dựng dựa trên những yếu tố thiết kế đồ họa, từ thiết kế logo, Card, Phong bì, giấy tiêu đề và xây dựng website những thiết kế đều làm nên sự khác biệt  rõ ràng nhất.

Không phải tự nhiên mà những Thương hiệu lớn trên thế giới đều đem lại giá trị lên đến hàng chục tỷ đô la, nó liên tục xuất hiện trên những tạp chí thương mại và trở thành những bài học xây dựng Thương hiệu đắt giá. Trong khi Thương hiệu được định giá lên đến hàng tỷ đô la thì có một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là Hệ thống nhận diện Thương hiệu là một tài sản nội tại của Thương hiệu, nó góp một phần quan trọng cho cái giá trị tài chính mà Thương hiệu đạt được.

5 BƯỚC ĐỂ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM BÁN LẺ

xây dựng thương hiệu

Bước 1: Xác định cấu trúc nền móng của thương hiệu.

Đây là bước quan trọng nhất của việc xây dựng thương hiệu vì nếu xây dựng sai lầm nền móng thì khó có thể điều chỉnh sau này. Các chất liệu cơ bản để xây dựng nền móng bao gồm:

• Các nhận biết cơ bản của thương hiệu (Brand Attributes): là logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng giúp thương hiệu đó khác biệt với thương hiệu khác.

• Các Lợi ích thương hiệu (Brand Benefits): là lợi ích thực tính lợi ích cảm tính và lợi ích cảm xúc của thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng.

• Niềm tin thương hiệu/Brand Beliefs Niềm tin nào chứng tỏ rằng thương hiệu sẽ mang lại lợi ích cho người dùng

• Tính cách thương hiệu/ Brand personlization: Nếu thương hiệu đó biến thành người thì người đó sẽ như thế nào, tính cách người đó ra sao?

• Tinh chất thương hiệu/ Brand Essence là tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt và đặc trưng, thường được sử như câu slogan của thương hiệu

Bước 2: Định vị thương hiệu

Để xây dựng thương hiệu cần Xác định vị trí của thương hiệu trong “não” của người tiêu dùng (người tiêu dùng sẽ nhớ gì về thương hiệu đó). Tại sao phải định vị?

• Hàng ngày hàng giờ, người tiêu dùng tiếp nhận hàng núi thông tin, quá tải với trí nhớ của họ nên không thể nhớ được hết các thông tin thu nhận. Họ chỉ có thể nhớ những gì rõ ràng, đơn giản và khác biệt.

• Nếu thương hiệu không được xác định rõ nằm ở đâu trong não người dùng thì họ không bao giờ nhớ được thương hiệu đó.

• Định vị thương hiệu nhằm truyền thông tinh chất của thương hiệu một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông từ đó xây dựng tài sản của thương hiệu (Brand Equity)

Bước 3: Xây dựng chiến lược thương hiệu

• Sau khi đã định vị được thương hiệu, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu trong dài hạn (3 năm trở lên)bao gồm:
• Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm
• Mức chi tiêu cho khuếch trương thương hiệu trong từng năm.
• Kế hoạch tung sản phẩm mới theo từng năm.
• …vv

Bước 4: Xây dựng chiến dịch truyền thông

• Sau khi đồng ý chiến lược về thương hiệu, người quản lý thương hiệu dựa trên ngân sách của năm thứ nhất để lên kế hoạch truyền thông cho cả năm.
• Kế hoạch bao gồm tháng nào tiêu bao nhiêu tiền, quảng cáo thông điệp nào, trên các kênh nào…vv.

Bước 5: Đo lường và lan toả.

Sau mỗi giai đoạn truyền thông, cần có sự đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông để có sự hiệu chỉnh kịp thời.

No Comments

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *